Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Đổi mới cách làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

thành lập doanh nghiệp tại việt nam

Một trong những thành tựu lớn nhất sau gần 20 năm đổi mới ở nước ta là đổi mới kinh tế, tạo nên những tiềm lực mới cho sự phát triển của đất nước. Để có được thành quả đó trước hết là nhờ chủ trương kịp thời, đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để từ đó phát huy nội lực, khơi dậy hoạt động kinh doanh, đầu tư trong nhân dân.

Trong đó việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh, gia nhập thị trường luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm hơn bao giờ hết. Vì thực lực và quy mô của nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào cũng luôn gắn liền với sự vận động, phát triển của đội ngũ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh vốn đang ngày càng chiếm một vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. 

Chẳng hạn, ở Cộng hòa Séc, chỉ sau 6 năm phát triển doanh nghiệp dân doanh thì đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tăng trưởng GDP đã tăng từ con số 5% của năm 1989 lên đến 60% của năm 1995 hoặc sự hồi phục tăng trưởng kinh tế của Ba Lan hay Rumani cũng gắn liền với những thành tích vững chắc từ việc gia tăng số lượng thành lập doanh nghiệp mới (thành lập công ty xây dựng) ở các quốc gia này. 

Thậm chí nhiều người còn cho rằng đối với các nước Đông Âu thì một trong những thử thách lớn mà họ phải đối mặt khi chuyển đổi cơ chế kinh tế trong thập niêm 90 của Thế kỷ XX là tạo ra hoặc tái tạo ra một khu vực DN dân doanh nhằm mục đích đạt được sự cân bằng trong cấu trúc  nền kinh tế.

Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến động, tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa mà trước hết là toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay. 

thành lập doanh nghiệp việt nam


Không một quốc gia nào có thể phát triển được mà không tham gia vào quá trình này. Đối với Việt Nam thì hội nhập kinh tế quốc tế còn là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và giữ vững hướng đi đã chọn của mình. Nhiều quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế phải thay đổi thể chế môi trường kinh doanh để cạnh tranh và phát triển đó là xu thế tất yếu phải thực hiện. 

Để gia nhập EU, ở Lithuania ngay từ năm 1999 và Latvia ngay từ năm 2000 đã tiến hành các cải cách trong lĩnh vực quản lí hành chính trong đó nổi bật là các cải cách mạnh mẽ về đăng kí doanh nghiệp, cấp phép đầu tư.[6] Trong khi đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI gắn liền với hai sự kiện quan trọng là Việt Nam đã kí kết và thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) ngay từ năm 2001 (thành lập công ty liên doanh với nước ngoài). Đến tháng 01/2007 sau hơn 10 năm đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). 

Chính hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới và đưa nền kinh tế Việt Nam gần hơn với cộng đồng quốc tế. Nhưng điều đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư đồng thời cạnh tranh được với các nền kinh tế khác trong khu vựcvà thế giới. 

Trong số những biện pháp cải cách thể chế môi trường kinh doanh giai đoạn từ năm 2000 – 2010, thì thành tựu nổi bật nhất đó chính là Việt Nam đã hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp, tạo sự cởi mở ngay từ thủ tục gia nhập thị trường cho nhà đầu tư và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao ở nội dung  này.

Các bài viết liên quan khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét